9a5Pro.DarkBB.com
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hướng dẫn về dota - part 2

Go down

Hướng dẫn về dota - part 2 Empty Hướng dẫn về dota - part 2

Bài gửi by jacky[t] Tue Mar 25, 2008 6:02 pm

Lời nói đầu: Đây là một hướng dẫn khá thân thiện với người mới chơi, tuy không tập trung vào cách chơi, nhưng hướng dẫn này được viết ra không phải để walkthrough trò chơi mà là để các bạn hiểu rõ về tính chất của map này.


DotA là viết tắt của chữ Defense of the Ancients. Ý nói đến việc bảo vệ 2 ancients quan trọng nhất của 2 thế lực luôn đối đầu nhau: Đó là The World Tree của phe NightElf Sentinel và The Frozen Throne của phe Undead Scourge.

DotA được đưa ra đầu tiên trên Warcraft III: Reign of Chaos bởi Eul
Sau đó map này trở nên nổi tiếng nhờ vào bản phát triển DotA Allstars của Guinsoo
Từ bản 6.00 map này được chính thức edit bởi IceFrog

Hiện nay DotA là một trong những game được chơi nhiều nhất trên thế giới, bên cạnh Counter-Strike, Warcraft III... Và từng bị hiểu nhầm là phần phát triển mở rộng của Warcraft III. Mức độ nổi tiếng của map này lan rộng trên khắp thế giới (trừ Korean, toàn game online với Starcraft) và được đưa lên Hall of Fame của Blizzard


------------


Bỏ qua những thông tin phụ này (có thể tìm thấy dễ dàng trên wikipedia), ta sẽ tiếp cận gameplay của trò chơi:

1. Mục tiêu:
Mục tiêu của trò chơi đơn giản chính là tiêu diệt Ancient của đối phương và bảo vệ Ancient của chính mình. Mỗi người chơi sẽ quản lý 1 hero, hỗ trợ nhau để có thể đạt được mục đích, mà phương pháp thông dụng nhất là tiêu diệt creep của đối phương, sau đó cùng creep của mình tiêu diệt dần công trình (structure) của đối phương dẫn đến chiến thắng. Việc tấn công công trình mà không có creep, dẫn tới việc lạm dụng đối phương không phòng bị mà tấn công structure gọi là backdoor, điều này được cho phép.
Mục tiêu có thể thay đổi với thể loại Death Match.

2. Đặc điểm của Map:
Map được chia ra làm 3 luồng tiến quân, creep của mỗi phe sẽ hành quân trên đường này. Trên mỗi đường sẽ có những công trình phòng thủ, gọi là tower. Phải tiêu diệt tower lớp ngoài để có thể tiến sát vào bên trong. Đây là thứ tự của các tower:
. Tower lvl1: Nằm ngoài cùng, sức công phá ~ 100, loại tấn công normal
Đây là tower quyết định đầu game, do armor của creep là unarmor nên tower này không dùng để diệt creep mà là để khắc chế hero
. Tower lvl2-3: Tiếp tục nằm phía trong, sức công phá dần cao hơn, mang dạng seige dùng để khắc chế creep.
. Tower lvl4: nằm bên cạnh Ancient mang tính chất bảo vệ. Tower lvl4 nằm sát bên nhau, đại diện cho 2 đường trên và dưới. Đường giữa không có Tower lvl4.Mang loại attack seige nên dùng khắc chế creep là chính.

Như mini map này, ta thấy 3 đường được chia ra thành hình vuông, trong đó ở 2 cánh bên luôn có một phe vươn rộng hơn phe khác (cụ thể là Sentinel có tower phía dưới xa hơn Scourge ở đường dưới, và ngược lại với đường trên), riêng cửa giữa thì cân bằng cho 2 bên. Điều này làm ta liên tưởng đến…

Thực tế là do độ lệch của con sông ranh giới, nên đã tạo ra một số lợi thế cũng như bất lợi của các lane. Ví dụ ở lane dưới, do tower ngắn hơn nên quân scourge sẽ phải đối phó thêm với tower đối phương, cộng thêm khoảng hở ở bên trái nên rất dễ bị mai phục.
Ở giữa các cửa là những cánh rừng, bên trong là các trại creep trung lập. Sẽ mất một chút thời gian để làm quen với khu rừng này.

3. Các yếu tố phụ:
a. Rune:
- Được lấy ý tưởng từ Diablo, rune cho phép người nhận một khả năng trong vòng 45 giây, trong khi tự spawn trong vòng 2 phút
- Tất cả các rune đều mang lại tác dụng lớn cho người sử dụng:
---illution: tạo một ảnh phân thân của hero trong 45 giây, có 40% sức đánh của hero, nhận lại 200% damage. Rune này thường dùng cho mục đích chiến thuật để đánh lừa về sự hiện diện trước đối phương
---double damage: tăng 100% damage trong 45 giây
---invisible: tàng hình trong 45 giây
---haste: hero có được tốc độ di chuyển tối da trong 45 giây
---regeneration: hồi phục dần Hp và mana trong một quãng thời gian rất ngắn, mất khi bị tấn công, có tác dụng trong 45 giây
b. Secret Shop:
- Là shop bán hàng trong rừng, khá cần thiết cho công việc up item
c. Roshan: Neutral Creep mạnh nhất trong game
Có những kỹ năng sau:
"Boulder" 100 dmg và stun 2s.
"Thunder Clap" 70 dmg, slow tốc độ tấn công và di chuyển.
"Reflect Damage" phản 20% damage đối với tác nhân là melee.
"Destroys Illusions" phá hủy tất cả phân thân tấn công vào Roshan.
Disentangle cản các spell tác dụng trực tiếp mỗi 15 giây.
Thuộc dạng Ancient

Rất rất mạnh và không muốn bị quấy rầy. Roshan thường là mục tiêu để show-off của team.

4. Heroes:
Là tâm điểm của trò chơi này. Mỗi hero mang theo 4 kỹ năng đặc trưng.

Các hero được thiết kế dựa theo một đặc điểm riêng biệt khác nhau và mang tính độc nhất. Ví dụ: Rouge Knight được thiết kế là một tướng Str điển hình với sức mạnh cao và sức sống mạnh, Slayer lại là kiểu mẫu của một tướng dùng phép đầy uy lực, và Earth Shaker thì lại có những phép stun mạnh nhất trong game.

Những hero này có cách sử dụng đa dạng cộng thêm hệ thống ghép đồ đã tạo nên cách chơi vô cùng phong phú. Ví dụ Razor the Lightning revenant (Hồn ma của Giông tố) có thể lên item +damage hay lên radiance để trở thành area damage-dealer hoặc lên Dagon để trở thành spell caster (^^”)


------------


Khi sử dụng hero cần chú ý các điều sau:

a) Quần áo làm nên con người, muốn mạnh phải up được item tốt. Một hero mang item chủ yếu để đáp ứng 2 mục đích: Khắc phục yếu điểm và đầu tư ưu điểm. Như Rhasta the Shadow Shaman có nhược diểm là tướng int ít Hp và ưu điểm là 2 phép disable thì lựa chọn hàng đầu dĩ nhiên là sách gọi đệ tử. Sách sẽ hộ trợ một lượng kha khá Hp, bổ trợ thêm mana và nhất là tạo ra đệ tử tấn công thêm khi đang disable. Item được chia ra 2 loại: Item cơ bản hay item tạm thời và item nòng cốt. Item cơ bản chỉ mang tính đáp ứng vào đầu trận và không cần thiết vào cuối game, còn item nòng cốt là mục tiêu chính của việc up item cho hero thường thực hiện xong vào cuối game.
b) Creeping: Ở đây tôi không nói về việc last hit, hay lure creep, hay creep tank hay phương pháp mà là về bản chất. Việc creeping chính là nguồn thu nhập cho mỗi hero. Việc creeping tốt sẽ dẫn đến thành công vào cuối trận. Những kẻ kéo bè phái đi kill hero nhưng không thành công là những kẻ thất bại trong việc kiếm nguồn thu nhập. Vì thế nên không chỉ giết người, giữ cho mình sống sót cũng là một sách lược tốt. Ngoài creeping ra còn có Anti-Creeping, đó là không cho phép hero đối phương farm, có thể kill hero. Kill hero mang lại điểm kinh nghiệm cho người chơi, giúp overlevel (vượt cấp) đối phương.
c) Team work: Điều này chỉ có kinh nghiệm mới có thể chỉ bảo. Teamwork là điều vô cùng cần thiết. Xin nhắc lại về một câu nói nổi tiếng về DotA: “DotA, không phải là những hero chiến đấu trực tiếp với nhau như Guilty Gear, hay là một người chống chọi với cả đội quân như Dynasty Warrior, don’t be stupid, hãy gắn bó với đồng đội của bạn hoặc là bị đá đi là vừa”

5. A.I.
Không phải là AI của Cloud_Str mà đây là AI của phần computer của 2 phe Sentinal và Scourge.

AI, không như nhiều người lầm tưởng, thường là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Đây sẽ là hướng dẫn về "trí thông minh" của AI trong DotA.

a. Tính chiến đấu:
Ta có 2 loại Unit có thể chiến đấu được của DotA, đó là creep và Tower. Cả 2 loại trên đều có chung đặc điểm là tính chiến đấu. Chúng tấn công unit không cùng phe đầu tiên nhìn thấy được. Như creep thì sẽ là trên đường tiến công và với tower là unit trong tầm bắn. Vì thế nên mới có chuyện phải đi cùng với lính để cho lính tank. Nắm bắt được tính chiến đấu này, ta có thể lợi dụng chúng như: cho lính phe ta tank trước để nhận damage trong khi ta tấn công sau, hay lure creep
Lure creep là việc kéo creep trong rừng ra để đụng độ với lính của mình, nhờ đó kiếm thêm điểm kinh nghiệm (từ creep trung lập) và ngăn hero đối phương có thêm điểm kinh nghiệm (do lính phe ta chết khi giao chiến với lính trung lập)

b. Tính hộ chủ:
Khi nói đến tính hộ chủ, là tôi đang nói đến nguyên nhân gây chết của 60% trường hợp đi săn hero. Cả creep và tower đều mang tính chất này, có nghĩa nếu bạn đụng đến một "ngón chân" của heroes đối phương, thì sẽ trở thành mục tiêu của tất cả các creep & tower lân cận.
Đây là một số thông tin về việc damage hero:
Attack: Chỉ đơn giản là là "A" rồi click, không cần phải chạm trúng đối phương, mà chỉ cần triển khai tấn công thì cũng đã bị tấn công. Vậy nên khi rượt đuổi hero mà đã có creep của ta tank thì không bao giờ click attack trực tiếp trên hero mà chỉ nhấn xuống mặt đất để chase
Spell: Spell tác dụng lên hero sẽ không tác động đến creep. Điều này thể hiện qua Zues, cái này thì ai cũng biết cả
Attack modification auto-castable: tên dài nhưng thực ra là những spell như Searing Arrow hay Impetus. Nếu như bạn chỉ cast (có nghĩa là dùng) thì đòn đó sẽ được tính là spell, không là creep tấn công, cón nếu auto-cast thì đòn đó sẽ được coi là tấn công trực tiếp và bạn sẽ bị creep tấn công

c. Tính sống còn:
Nếu như mục tiêu đang xác định đã bị tiêu diệt hay ra khỏi tầm tấn công, creep/tower sẽ tấn công unit đang tấn công chính nó, vì thế luôn nhớ không tấn công trụ khi mà creep ta không tấn công

d. Thứ tự tấn công:
Đây là thứ tự tấn công: >>creep>>hero>>tower
Creep sẽ luôn bị tấn công trước, sau đó là hero và cuối cùng là tower

lưu ý: Ward cũng mang AI như trên


e. Building Hero:
Tại sao tôi lại không để chung với mục Heroes? Vì phần này bắt buộc phải được để riêng ra. Một hero có thể có nhiều cách build, nhưng mà trong những trường hợp khác nhau, việc build hero có thể ảnh hưởng đến cả trận đấu

VD. Abaddon – Lord of Avernus có thể được nâng theo shield + frostmourne để làm hero killer, nhưng có thể nâng shield + coil để làm battle/support spell caster.

- Trong một trận đấu việc đầu tiên phải làm là xác định hướng đi cho mình. Đi nhầm hướng sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của team
- Sau khi xác định được về hướng đi xong phải xác định thứ tự nâng cho mình. Nếu như không tính toán kỹ sẽ làm uổng mất điểm skill quý giá
- Tiếp theo phải tính toán về hướng nâng item. Dù về cơ bản rằng item dùng để tăng sức mạnh sẵn có và lấp lấy khuyết điểm, nhưng cân nhắc giữa 2 điều trên là thực sự khó khăn. Trong những trường hợp nhất định, với sự hỗ trợ bọc lót tốt, các thành viên trong team có thể chỉ cần tập trung chính vào hiệu suất, còn khuyết điểm sẽ hỗ trợ ngược cho nhau, điều này dễ thấy trong các trận league

Những điều trên xem ra khá dễ dàng, nhưng thực sự lại vô cùng khó. Có một thuật ngữ tên là waste skill point, nghĩa là để bỏ phí điểm kỹ năng. Thường thì trong những trường hợp waste không tương thích với tính chất của hero hay item, Ví dụ Bone Clinkz nâng Death Pact ở lvl 6 sẽ khá lãng phí vì không đủ mana cho 3 skill active còn lại

trích diendanggame.net
avatar
jacky[t]
V.I.P
V.I.P

Nam
Tổng số bài gửi : 88
Age : 31
Đến từ : Long An
Registration date : 23/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết